Thí nghiệm Bất lực tập nhiễm

Martin Seligman

Khái niệm về bất lực tập nhiễm vô tình được khám phá bởi nhà tâm lý học Martin Seligman và Steven F. Maier. Người đầu tiên thực hiện nghiên cứu này là Martin Seligman[4]. Martin Seligman có nhiều sách bán chạy và các chủ đề nghiên cứu của ông thiên về bất lực học, tâm lý tích cực, trầm cảm, khả năng phục hồi, sự tích cực và tiêu cực. Buổi thí nghiệm về sự bất lực học được hai nhà tâm lý Martin Seligman và Steven Maier với những con chó. Thí nghiệm về bất lực do học được và phát hiện ra rằng, khi động vật bị shock điện nhẹ mà chúng không thể ngăn chặn hay trốn thoát bằng bất kì cách nào thì sau đó, khi một tình huống tương tự với một lối thoát thì chúng không còn thử thoát ra nữa.

Buổi thí nghiệm về bất lực học diễn ra vào cuối thập niên 1960 và đầu 1970 bởi nhà tâm lý Martin Seligman và Steven Maier. Đối tượng của buổi thí nghiệm này là những con chó, chúng được đặt vào một phòng/buồng chứa được chia làm hai ngăn và có một vách ngăn nhỏ ở giữa, đủ để các chú nhảy qua. Sự khác nhau của hai buồng chứa nhỏ là một bên sàn sẽ có điện còn bên kia thì không. Sau khi shock điện, hai nhà nghiên cứu đã nhìn thấy có một hiện tượng lạ là một số chú chó khi bị shock điện đứng yên chịu trận và chẳng nhảy sang buồng bên kia, nó chấp nhận chịu bị điện giật[4].

Những chú chó này thật ra đã bị shock điện nhiều lần nhưng không tài nào thoát ra được. Ban đầu họ chỉ quan sát hành vi bất lực ở chó trong thí nghiệm về điều kiện hóa cổ điển, khi những chú chó này bị cho sốc điện sau mỗi lần nghe thấy tiếng chuông, sau này, những chú chó này được đặt trong một cái hộp cửa chớp có hai khoang riêng biệt được phân cách nhau bởi một hàng rào thấp, sàn hộp một bên bị tích điện, một bên thì không. Những chú chó trong thí nghiệm điều kiện hóa cổ điển trước đó đã không tìm cách trốn thoát, thậm chí ở đây là chúng chỉ cần nhảy qua cái hàng rào nhỏ kia là đã không bị sốc điện.

Thí nghiệm về con chó bị giật điện trong hộp

Ông làm nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này và phát hiện ra rằng Sự bất lực có điều kiện có thể được áp dụng lên con người và nó thậm chí có thể xảy ra ngay từ khi con người vừa sinh ra. Để tìm hiểu hiện tượng này, các nghiên cứu viên sau đó đã thực hiện thêm một thí nghiệm khác và để nghiên cứu sâu hơn sự quan sát này, họ đã chia một nhóm nhiều chú chó mới thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: Những con chó này được nhốt vào buồng chứa nhưng không nhận được cú shock điện nào cả. Trong nhóm một, các chú chó bị bắt mặc đai yếm trong một khoảng thời gian và sau đó được cởi ra.
  • Nhóm 2: Những con chó này được nhốt vào buồng chứa, bị shock điện nhưng có thể thoát được bằng cách lấy mũi của mình nhấn vào một bảng điều khiển. Các chú chó trong nhóm thứ hai cũng được đóng mặc cùng bộ đai yếm (yoked pairs) nhưng sau đó bị cho sốc điện, và chúng hoàn toàn có thể tránh được cú sốc điện này bằng cách dùng mũi nhấn vào bảng điều khiển.
  • Nhóm 3: Những con chó này được nhốt vào buồng chứa, bị shock điện và không có cách nào thoát ra được. Nhóm thứ ba cũng bị sốc điện như nhóm hai, ngoại trừ một điều rằng những chú chó trong nhóm này không thể điều khiển được cú sốc điện đó. Đối với nhóm này, việc sốc điện được thực hiện hoàn toàn không theo quy luật và nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ thể.

Những con chó này sau đó bị nhốt trong một chiếc hộp cửa chớp. Những con chó trong nhóm một và nhóm hai nhanh chóng học được cách nhảy qua hàng rào nhỏ để không bị sốc điện. Còn nhóm thứ ba lại không có mảy may nỗ lực cố gắng thoát khỏi cú sốc. Vì trải nghiệm học được trước đó, chúng đã hình thành một mong đợi về mặt nhận thức rằng chúng không thể làm được gì để ngăn ngừa hoặc loại bỏ các cú sốc điện lên mình. Kết quả, cho thấy những con chó ở nhóm 1 và nhóm 2 nhanh chóng biết rằng chúng chỉ cần nhảy qua rào chắn là sẽ thoát được cú shock điện, nhưng ở nhóm 3, các chú chó này chẳng tỏ ra cố gắng để trốn thoát mà cam chịu. Các chú chó ở nhóm 3 dựa trên kinh nghiệm cũ của mình để quyết định sự cố gắng trong tương lai vì những lần cố gắng trước đó không thành công, nên các chú không thèm thử nữa[4][5].

Trong các thí nghiệm tâm lý có sử dụng phòng thí nghiệm, bên cạnh con người thì động vật cũng là một đối tượng nghiên cứu, có những phương pháp xâm lấn không thể thực hiện trên con người như cắt bỏ hay phá hủy một phần não, hoặc shock điện, quy chuẩn đạo đức trong thí nghiệm, thì các con vật nếu phải hy sinh tính mạng cũng sẽ được chết theo một cách ít đau đớn nhất. Lúc đầu người ta cho chủ thể thí nghiệm vào một cái hộp nhưng cả hai bên đều sẽ có shock điện. Dù con vật có chạy từ bên này sang bên kia, cố gắng chạm vào những thứ xung quanh để thử tránh bị shock nhưng đều vô dụng. Sau đó người ta lại cho con vật đó vào một hộp tương tự, nhưng lần này chỉ cần nó chạy qua ô bên cạnh là sẽ không bị shock điện nữa. Tuy nhiên, nếu đã bị rơi vào trạng thái bất lực có điều kiện thì con vật sẽ chỉ nằm im chịu bị shock điện. Điều này cũng xảy ra tương tự trên các con vật khác như chuột hoặc voi, và ở cả con người. Thí nghiệm này của Seligman đã gây ra rất nhiều tranh luận, cũng như là tiền đề cho nhiều lý thuyết tâm lý khác.